Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Mua bán cổ phiếu chiều 26/9: VN-Index ngậm ngùi nhìn HNX-Index "nhảy múa"

Thị trường mua bán cổ phiếu chiều 26/9 mặc dù nhóm cổ phiếu ngân hàng hồi phục khá tích cực nhưng chưa đủ mạnh để giúp VN-Index lấy lại sắc xanh do dòng tiền yếu. Trong khi đó, sàn HNX lại khởi sắc với nhiều con sóng lớn.
Cũng giống phiên hôm qua, trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường mua bán cổ phiếu tiếp tục mở cửa trong sắc xanh với sự dẫn dắt còn khá e dè của một vài mã lớn, tuy nhiên áp lực nhanh chóng gia tăng khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm và gia tăng biên độ giảm về cuối phiên.
Bước vào phiên chiều, thị trường vẫn giao dịch khá ảm đạm với dòng tiền tham gia khá thận trọng. Sau khoảng 1 giờ đi ngang, áp lực bán có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với sự hồi phục khá tích cực của dòng bank, giúp VN-Index thu hẹp đà giảm điểm và tiến sát về mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, đà tăng của các cổ phiếu ngân hàng chưa đủ rộng trong khi lực bán bất ngờ gia tăng trong đợt khớp ATC, khiến VN-Index chưa đủ sức để “ngượng dậy” và tiếp tục lùi sâu hơn dưới mốc tham chiếu.
Đóng cửa, VN-Index giảm 1,93 điểm (-0,24%) xuống 803,93 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 138,75 triệu đơn vị, giá trị 3.525,71 tỷ đồng, giảm 7,79% về lượng nhưng tăng 9,84% về giá trị so với phiên hôm qua.

Trái ngược với sàn HOSE, trên sàn HNX, lực cầu duy trì khá tốt giúp chỉ số sàn tiếp tục tăng tích cực trong suốt cả phiên chiều.
Kết phiên mua bán cổ phiếu chiều qua, HNX-Index tăng 0,57 điểm (+0,54%) lên 105,75 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 72,73 triệu đơn vị, giá trị 646,83 tỷ đồng, tăng 30,22% về lượng và hơn 5% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 11 triệu đơn vị, giá trị 131,92 tỷ đồng, trong đó riêng PVS thỏa thuận 3,68 triệu đơn vị, giá trị 62,14 tỷ đồng và SHB thỏa thuận hơn 6,84 triệu đơn vị, giá trị hơn 56 tỷ đồng.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Mua bán cổ phiếu phải có kĩ xảo

10 Kỹ xảo trong giao dịch chứng khoán

Việc mua bán cổ phiếu đôi lúc được xem là cuộc chơi của những “Tay to”, “Cá lớn” với việc tạo ra “giao dịch ảo” nhằm kéo nhà đầu tư nhỏ vào tròng để kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Vì vậy, với tư cách là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, chúng ta cần phải minh mẫn trước những chiêu trò, những mánh khóe của tay to. Bằng việc cập nhật kiến thức cho bản thân, bạn có thể phát hiện và hành động cẩn trọng trước những chiêu trò đấy.
Dưới đây là 10 kỹ thuật mà “Tay to” hay dùng để tạo ảo giác về giao dịch nhằm đánh lừa nhà đầu tư nhỏ cả tin và thiếu kinh nghiệm.
1 - Bán cổ phiếu giá sàn tạo tâm lý hoảng loạn
2 – Mua cổ phiếu giá trần tạo tâm lý hưng phấn
3 - Bán chặn giá trên
4 - Mua chặn giá dưới
5 - "Rải đinh" che giá mua thật
6 - "Rải đinh" che giá bán thật
7 - "Rải đinh" để khớp mua giá thấp
8 - "Rải đinh" để khớp bán giá cao
9 - Đè sàn (Fl)
10 - Đẩy trần (Ce).
1/ Bán cổ phiếu giá sàn tạo tâm lý hoảng loạn :
Đây là cách mà “Tay to” thường sử dụng khi họ muốn mua bán cổ phiếu ở giá rẻ hơn so với giá thị trường. Họ sẽ chủ động bán cổ phiếu giá sàn ào ạt ở tài khoản A để tạo tâm lý hoảng loạn nơi các NĐT nhỏ.
Trước hiện tượng tranh bán, NĐT nhỏ thường suy luận rằng có thể công ty này có tin xấu nên người ta mới bán tháo cổ phiếu và nhao nhao bán ra theo giá sàn. Khi đó, NĐT lớn sẽ dùng tài khoản B ung dung mua lại số cổ phiếu do chính mình vừa đặt bán và thu mua thêm cổ phiếu của các NĐT khác bán ra ở giá rẻ. Khi NĐT lớn thấy lượng cổ phiếu cần mua đã mua đủ, họ sẽ dừng "diễn kịch" với thị trường Việt Nam có thể sử dụng cả 3 phiên GD và lưu ý đến khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty đó.
2/ Mua cổ phiếu giá trần tạo tâm lý hưng phấn :
Đây gọi là “lùa bầy cừu vô trại”. Khi muốn bán được cổ phiếu ở giá cao, “Tay to” sử dụng tài khoản A đặt mua một Số Lượng lớn cổ phiếu ở giá trần, nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các NĐT khác.
Khi thấy một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua giá trần, nhiều người cho rằng, chắc là công ty này có tin tốt, nên người ta mới dám mua cao như thế và cũng đặt mua ào ào theo giá trần. Khi đó, NĐT lớn sẽ dùng tài khoản B bán dần cổ phiếu ra ở giá thấp, với số lượng bán lớn hơn số lượng đặt mua ở tài khoản A với thị trường Việt Nam có thể sử dụng cả 3 phiên GD và lưu ý đến khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty đó.
Ví dụ: NĐT lớn mua 30.000 PVX ở tài khoản A, bán 50.000 PVX ở tài khoản B, nhờ đó NĐT lớn sẽ bán được 20.000 PVX ở giá tốt. Vài hôm sau, Họ "ngừng diễn", giá PVX sẽ đứng hoặc đi xuống, ai mua theo bị thiệt thòi.
Thực tế, có những phiên GD xuất hiện 2 hiện tượng trên, nhưng lại không phải là kỹ xảo của NĐT lớn tạo ra mà do tác động của thông tin thật. Để phân biệt được khi nào TT  chịu tác động của kỹ xảo giao dịch, khi nào chịu tác động của thông tin thật, đòi hỏi NĐT phải có kinh nghiệm và bản lĩnh. Quan sát trên sàn giao dịch cho thấy, nhiều NĐT thiếu kinh nghiệm chơi chứng khoán ngắn hạn đã bị “thua liểng xiểng” chỉ vì không nhận biết được các kỹ xảo giao dịch.
Hai kỹ xảo nói trên cũng có thể bị hoá giải nếu một “Tay to” khác "biết bài" và đối lại cách mua, bán của NĐT lớn. Cụ thể, kỹ xảo bán giá sàn có thể hoá giải bằng cách đặt mua ngay giá trần sẽ khiến NĐT lớn bán cổ phiếu giá sàn bị mua mất ngay số cổ phiếu không muốn bán. Kỹ xảo mua giá trần cũng sẽ bị hoá giải nếu có “tay to” khác bán ngay cổ phiếu giá sàn, trường hợp này NĐT lớn đặt mua giá trần sẽ phải mua ngay số cổ phiếu không mong muốn.
3/ Bán chặn giá trên :
Kỹ xảo này cũng nhằm mục đích mua rẻ, nhưng nhẹ tay hơn kỹ xảo 1. “Tay to” muốn mua cổ phiếu giá rẻ, nhưng hoàn cảnh thị trường không cho phép thực hiện kỹ xảo 1, sẽ bán ra số lượng cổ phiếu rất lớn tại một mức giá ở tài khoản A ngay từ đầu giờ ở giá tham chiếu chẳng hạn.
Trong khi ở tài khoản B, họ chỉ đặt mua cổ phiếu với lượng vừa phải và đặt giá dưới tham chiếu. Như vậy NĐT nhỏ muốn bán phải tranh bán dưới giá tham chiếu và số cổ phiếu bán dưới giá tham chiếu này sẽ dễ dàng "sa bẫy" của “Tay to”. Khi đạt yêu cầu, họ có thể ung dung hũy lệnh bán trên – giá cổ phiếu tăng.
4/ Mua chặn giá dưới :
Kỹ xảo này nhằm bán được giá cao, song nhẹ tay hơn kỹ xảo 2. Ngay từ đầu giờ giao dịch, NĐT lớn đặt mua số lượng lớn cổ phiếu ở mức giá nào đó (ví dụ giá tham chiếu) tại tài khoản A và đặt bán số lượng nhỏ ở giá cao hơn giá trên tại tài khoản B. Thấy lượng cung ít quá so với lượng cầu, những NĐT nhỏ lao vào đặt mua giá cao để mua bằng được sẽ bị "mắc bẫy" vì ở một tài khoản khác, NĐT lớn đã trực sẵn lệnh bán lượng lớn cổ phiếu với giá cao.
Các kỹ xảo 1, 2, 3, 4 nói trên làm môi trường giao dịch cổ phiếu mất đi sự lành mạnh và NĐT nhỏ là người chịu thiệt thòi nhất. Khi đạt yêu cầu , “tay to” có thể ung dung hũy lệnh mua bán trên.
5/ "Rải đinh" che giá mua thật :
Vì bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua cao nhất nên NĐT lớn hay nhỏ đều có thể dùng kỹ xảo này để mua được giá tốt nếu không muốn mua trần: Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua 1 lô, ví dụ 1 lô mua tại giá 35.000, 1 lô mua giá 34.900 và 1 lô mua giá 34.800. Khi đó toàn bộ các lệnh mua khác bị che khuất. Phía sau những thông số giả trên bảng điện là cuộc đấu trí thú vị giữa các NĐT. Có khi phần thắng lại thuộc về người không chủ động "rải đinh". NĐT nước ngoài kinh doanh trên TT Việt Nam cũng học được cách "rải đinh", song họ có tiềm lực tài chính mạnh, nên thường "rải đinh" to như mua 100 lô tại giá 27.000; 100 lô tại 26.900 và 100 lô tại 26.800.
6/ "Rải đinh" che giá bán thật :
Ngược lại với "rải đinh" mua, cách "rải đinh" bán được thực hiện như sau: NĐT đặt bán ở 3 mức giá thấp nhất, ví dụ bán 1 lô giá 32.200, 1 lô giá 32.300, 1 lô 32.400 khiến các lệnh bán khác bị che lấp hoàn toàn. NĐT lớn hay nhỏ đều có thể dùng kỹ xảo này để bán được giá tốt, nếu không muốn bán giá sàn. Khi gặp kỹ xảo "rải đinh", NĐT nên để ý giá khớp dự kiến. Nếu muốn mua, nên đặt trên giá khớp dự kiến một chút là có thể mua được. Nếu muốn bán, nên đặt giá bán dưới giá khớp dự kiến một chút là có thể bán được.
Tuy nhiên, khi có NĐT nào đó hứng lên đặt mua cổ phiếu ngay giá trần hoặc bán cổ phiếu ngay giá sàn thì kỹ xảo 5 và 6 hoàn toàn mất tác dụng.
7/ "Rải đinh" để khớp mua giá thấp:
Kỹ xảo này rất có tác dụng khi TT  không "nóng”. Kỹ xảo này có đặc điểm là không đặt mua tất cả lượng cổ phiếu muốn mua ở một mức giá, mà rải ra vài mức giá. Đây là sự lợi dụng nguyên tắc so sánh các sổ lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất. Ví dụ, bên bán có 5.000 cp bán ở giá sàn 24.900 ; nếu bên mua đặt 2.000 cp giá trần 27.500 thì thị trường sẽ khớp giá tham chiếu 26.200. Song nếu bên mua lại đặt mua 1.500 cp giá trần 27.500; 200 cổ phiếu ở giá 27.400; 200 cp ở giá 27.300 và 100 cổ phiếu ở giá sàn 24.900 thì người mua sẽ được mua giá sàn.
8/ "Rải đinh" để khớp bán giá cao:
Kỹ xảo này rất có tác dụng Khi TT không "nóng”. Có trường hợp cổ phiếu khớp giá 33.600, nhưng vẫn còn dư mua tại giá 44.100. Trong trường hợp này, nếu người bán tinh ý thực hiện "rải đinh" ở giá bán 44.100 thì cổ phiếu đó sẽ chuyển sang khớp tại giá 44.100. Người bán sẽ bán được cổ phiếu với giá cao hơn 500đ so với cách không dùng kỹ xảo. Do đó, khi muốn bán cổ phiếu, nên quan sát đặt nhiều mức giá để khớp được giá tốt nhất.
Kỹ xảo 7 và 8 đòi hỏi NĐT phải nhanh mắt và có trí nhớ tốt để "rải đinh" chuẩn xác. Các kỹ xảo 5, 6, 7, 8 nhằm giúp “tay to” mua, bán cổ phiếu theo giá tốt nhất và không gây hại cho môi trường đầu tư.
9/ Đè sàn (Fl):
Kỹ xảo này rất có tác dụng khi TT  không "nóng”. Ngay đầu phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ (P1-P3), nếu mà “Tay to” muốn mua chưa thể hiện lệnh mua nhưng bên bán đã tung lệnh ATO hoặc ATC thì họ đưa ra 1 lệnh mua giá sàn và ở tài khoản khác đặt mua với lệnh ATO – ATC khi sắp kết thúc phiên giao dịch này. Nếu không có lệnh mua nào khác hoặc có lệnh mua khác nhưng khối lượng nhỏ hơn khối lượng bán ATO, ATC trên kia thì cỏ phiếu sẽ khớp lệnh ở giá sàn.
10/ Đẩy trần(Ce):
Kỹ xảo áp dụng khi TT không "nóng”. Ngược lại với kỹ xảo đè sàn, ngay đầu phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ (P1-P3), nếu mà “Tay to” muốn bán chưa thể hiện lệnh bán nhưng bên mua đã tung lệnh ATO hoặc ATC thì họ đưa ra 1 lệnh bán giá trần và ở tài khoản khác đặt bán với lệnh ATO – ATC khi sắp kết thúc phiên giao dịch này. Nếu không có lệnh bán nào khác hoặc có lệnh bán khác nhưng khối lượng nhỏ hơn khối lượng mua ATO, ATC trên kia thì Ck sẽ khớp lệnh ở giá trần.
xem thêm : mua bán cổ phiếu

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Cổ phiếu OTC đồng loạt khởi sắc

Bên cạnh nhóm bất động sản, các cổ phiếu OTC cũng đua nhau tăng tốt, giúp thị trường duy trì đà tăng trong suốt phiên giao dịch chiều ngày 16/9. Tuy nhiên, đà tăng bị hãm lại khi SAB, VIC, CTG đóng cửa trong sắc đỏ.

Thị trường tiếp tục tăng khá tốt trong phiên sáng nay nhưng với sự hạn chế của dòng tiền thận trọng khiến VN-Index chưa thể chinh phục được mốc 805 điểm. Trong khi đó, áp lực bán có dấu hiệu gia tăng về cuối phiên, với việc quay đầu của các mã lớn như BID, CTG, VIC, đã khiến VN-Index dần thu hẹp đà tăng điểm.
Bước sang phiên giao dịch chiều, lực bán tiếp tục dâng cao đã đẩy cổ phiếu OTC của VN-Index về sát mốc tham chiếu. Tuy nhiên, ngay khi về sát mốc 800 điểm, lực cầu gia tăng giúp sắc xanh lan tỏa cùng đà tăng được nới rộng hơn ở một số mã bluechip, đã kéo chỉ số này vượt xa khỏi “vùng nguy hiểm”.
Tuy vậy, sự vắng bóng của dòng tiền sôi động khiến diễn biến thị trường trong suốt gần 2 giờ của phiên chiều khá lặng sóng, chỉ số VN-Index biến động nhẹ quanh ngưỡng 802 điểm.
Đóng cửa, sàn HOSE có 175 mã tăng và 99 mã giảm, VN-Index tăng 2,84 điểm (+0,36%) lên 802,78 điểm. Thanh khoản không cải thiện với tổng khối lượng giao dịch đạt 150,28 triệu đơn vị, giá trị 3.961,21 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 10,58 triệu đơn vị, giá trị 386,16 tỷ đồng.
Trong khi đó, sàn HNX khá cân bằng và duy trì đà tăng ổn định trong suốt cả phiên chiều. Cụ thể, với 83 mã tăng và 83 mã giảm, HNX-Index tăng 0,56 điểm (+0,54%) lên 104,28 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 31,24 triệu đơn vị, giá trị 393,6 tỷ đồng, giảm 10,23% về lượng và 8,52% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đạt 5,6 triệu đơn vị, giá trị hơn 93 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý PVS thỏa thuận 3,68 triệu đơn vị, giá trị 61,91 tỷ đồng và DBT thỏa thuận 1,27 triệu đơn vị, giá trị 19,43 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu OTC bluechip vẫn là điểm tựa chính của thị trường, cụ thể VN30-Index tăng 3,89 điểm lên 786,43 điểm khi có tới 18 mã tăng, 9 mã giảm và 3 mã đứng giá; còn HNX30-Index tăng 0,96 điểm lên 193,29 điểm với 12 mã tăng, 9 mã giảm và 9 mã đứng giá.
Trong đó, SAB tiếp tục có phiên giao dịch thiếu tích cực khi giảm 1,3%, đây là phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp sau chuỗi 8 phiên tăng ròng rã.
Cổ phiếu VIC cũng lùi về sát giá thấp nhất ngày 48.100 đồng/CP, với mức giảm 2,4% và chuyển nhượng thành công 983.030 đơn vị.
Trái lại, nhiều mã lớn khác vẫn giữ đà tăng khá tốt như GAS, MSN, CTD, DHG, MWG, PLX, BHN….
Đáng kể, trong nhóm VN30, BMP bất ngờ được kéo lên trần với mức tăng 6,9% và thanh khoản khá sôi động đạt 987.590 đơn vị; cổ phiếu ROS ngay phiên giảm sâu hôm qua cũng hồi phục với mức tăng 0,9% và khối lượng khớp lệnh khá cao đạt 4,04 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu bất động tiếp tục nới rộng đà tăng cả về giá và thanh khoản. Trong đó, FLC vươn lên vị trí dẫn đầu với khối lượng khớp hơn 7,1 triệu đơn vị và tăng gần 1,5%; SCR và ASM cùng khớp hơn 6,5 triệu đơn vị và lần lượt tăng 4% và 3,3%; các mã HQC, ITA, DXG, HBC, PDR, HAR… cũng kết phiên trong sắc xanh với khối lượng khớp lệnh một vài triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu OTC thép cũng đua nhau khởi sắc như HPG tăng 4,1%, HSG tăng 1,2%, TLH tăng 3,3%, POM tăng 1%, DTL tăng 1,4%, NKG tăng 0,7%, VIS tăng 0,7%, VGS tăng 1,1%. Trong đó, HPG đã chuyển nhượng thành công 5,92 triệu đơn vị, đứng thứ 4 về thanh khoản trên thị trường.
Trên sàn HNX, trong khi SHB vẫn đứng giá tham chiếu với khối lượng khớp lớn nhất sàn đạt 4,8 triệu đơn vị, thì ACB tiếp tục nới rộng đà tăng 2,2% lên mức 28.400 đồng/CP và khớp 677.000 đơn vị.
Đứng ở vị trí tiếp theo về thanh khoản, các mã CEO, PVS, SHS, VGC, VCG, KLF, SHN cùng có khối lượng khớp trong khoảng 1-2 triệu đơn vị.
Trên sàn UPCoM, dù sắc xanh liên tục bị đe dọa nhưng chỉ số sàn đã may mắn đóng cửa vẫn giữ được đà tăng nhẹ.
Kết phiên, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,06 điểm (+0,1%) lên 54,51 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 5,97 triệu đơn vị, giá trị 97,14 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 799.673 đơn vị, giá trị 25,31 tỷ đồng.
Sau 3 phiên tăng liên tiếp, cổ phiếu GEX đã đảo chiều giảm trước áp lực bán chốt lời với mức giảm 0,5% xuống 21.200 đồng/CP, nhưng thanh khoản vẫn dẫn đầu với khối lượng giao dịch đạt 1,2 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, cổ phiếu ART tiếp tục nới rộng biên độ giảm trong phiên chiều 7,5% xuống mức 22.100 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 353.200 đơn vị.

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Co phieu OTC hot hơn cả niêm yết

Co phieu OTC của VPBank đang được xem là món hàng hot trên thị trường OTC với mức giá rơi vào tầm 40.000 đồng/CP, tức là còn cao hơn cả giá của Vietcombank (VCB) trên sàn niêm yết.
Nếu như vài năm trước, những giao dịch trên OTC thường là lô lớn với quy mô vài chục nghìn CP trở lên thì hiện nay, có nhiều nhà đầu tư mua 5.000 hay 10.000 CP mà vẫn có giao dịch. Nghĩa là các thoả thuận mua-bán hiện nay đa dạng hơn rất nhiều và sự sôi động còn biểu hiện ở mức phí mà nhà đầu tư sẵn sàng trả để sở hữu CP.
Một nhà đầu tư có thâm niên cho biết, có những thời điểm muốn “săn hàng” hot trên OTC, trong đó có CP ngân hàng thì phí giao dịch phải trả tương đương với 1.000 đồng/CP (thường được gọi là 1 giá). Nhẩm tính thì mua tầm 10.000 CP mức phí có thể lên đến 10 triệu đồng, một con số cực lớn nếu so với phí mua CP niêm yết. Nhưng sự “phi lý” cũng có cái cớ của nó, phí giao dịch trên OTC có gộp thêm cả phí đi tìm kiếm các nguồn hàng (đang hot) và cũng có thể xem như phần tiền “lì xì” của nhà đầu tư dành cho các môi giới.
Hiện nay, môi giới Co phieu OTC  cũng không còn nhiều như trước, không còn một lực lượng những nhà đầu tư thứ cấp kiêm luôn làm môi giới OTC nữa. Môi giới OTC hiện nay chủ yếu là môi giới của các công ty chứng khoán, mà trong bối cảnh thị trường hiện nay thì chỉ lo CP niêm yết cũng đã rất nhiều việc rồi.
Ngoài VPBank thì CP Techcombank cũng là hàng hot trên OTC với mức giá được chào mua-bán quanh vùng 30.000 đồng/CP. HDBank năm ngoái giá CP cũng chỉ rơi vào tầm 7.000 đồng/CP, nhưng hiện nay cũng được giao dịch ở vùng 10.000 đồng/CP.
Hồi 9/1 năm nay, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã đưa hơn 564 triệu CP giao dịch tại UPCoM với giá khởi điểm 17.000 đồng/CP, sau đó đã có lúc CP này tăng lên đến 26.000 đồng/CP và hiện đang ở mức 22.000 đồng/CP. Những dấu hiệu khả quan của VIB trên UPCoM rõ ràng đã tạo động lực cho nhiều CP ngân hàng khác lên sàn.
Khi niêm yết cũng trở thành xu thế, các ngân hàng chắc chắn không thể đứng ngoài cuộc, vì ngoài vấn đề trách nhiệm với cổ đông, minh bạch thông tin, thì đây còn là vấn đề liên quan đến thương hiệu, vị thế.
Mặt khác, theo như chia sẻ của nhiều môi giới thì sở dĩ những giao dịch với khoảng vài nghìn CP diễn ra cũng do nguồn hàng đến từ nhân viên của nhiều ngân hàng. Số CP này có thể từ những chương trình ESOP, hay chào bán CP với giá ưu đãi cách đây nhiều năm. Thời điểm đó, với thu nhập khá tốt thì việc bỏ ra vài chục triệu đồng để mua tầm vài nghìn CP là phổ biến.
Sau đó, Co phieu OTC ngân hàng rơi vào giai đoạn khó bán thì do số tiền cũng không phải quá lớn, nên nhiều người chấp nhận giữ để hưởng cổ tức hoặc không bán với giá thấp. Giờ đây, khi mà vị thế của CP ngân hàng trên OTC đã khác, thì nếu muốn mua khối lượng lớn, nhà đầu tư cần có môi giới để đi gom hàng, và cứ mỗi lô chỉ vài nghìn CP.
Sự sôi động của thị trường OTC đã khiến cho các giao dịch ở đây có thể sinh lời trong ngắn hạn, trong đó CP ngân hàng góp phần quan trọng. Điểm qua giá của một số CP ngân hàng trên OTC hiện nay sẽ thấy thị giá đang ở mức khá cao, đây là biểu hiện của sự kỳ vọng mà nhà đầu tư dành cho nhóm CP này đang rất tốt.
Nhưng muốn duy trì được sự sôi động thì kỳ vọng phải diễn ra liên tục, liên quan đến thông tin ngành, hoạt động của ngân hàng và đặc biệt là việc lên sàn, có thể UPCoM hoặc niêm yết tại HoSE và HNX. Như vậy trong thời gian tới đây, nếu các kế hoạch niêm yết của ngân hàng rõ ràng hơn, có nhiều ngân hàng công bố hơn thì sự sôi động sẽ còn tiếp tục được duy trì trên OTC.
xem thêm : co phieu OTC